CÂY TẦM BÓP VÀ 7 CÔNG DỤNG TUYỆT VỜI CỦA NÓ

Đặc điểm của cây tầm bóp
- Cây thảo mọc hằng năm, cao 50-90cm, phân nhiều cành.
- Thân cây có góc, thường rũ xuống. Lá mọc so le, hình bầu dục, chia thùy hay không, dài 30-35mm, rộng 20-40mm; cuống lá dài 15-30mm.
- Hoa mọc đơn độc, có cuống mảnh, dài khoảng 1cm. Ðài hình chuông, có lông, chia ra từ phía giữa thành năm thùy. Tràng hoa màu vàng tươi hay màu trắng nhạt, có khi điểm những chấm màu tím ở gốc, hơi chia 5 thùy.
- Quả mọng tròn, nhẵn, lúc non màu xanh, khi chín màu đỏ, có đài cùng lớn với quả, dài 3-4cm, rộng 2cm, bao trùm lên ở ngoài như cái túi. Hạt nhiều, hình thận.
- Ra hoa kết quả quanh năm.
7 tác dụng của cây tầm bóp
Trị ho khan, ho có đờm
Tầm bóp tươi 70g hoặc tầm bóp khô 30g, củ mạch môn khô 15g đem đi đun lấy nước uống hằng ngày.
Trị ung thư
Tầm bóp khô 30g, cây xạ đen 40g đun sôi với 1,5 lít nước đến khi cạn còn 700ml thì chia ra uống trong ngày.
Trị tiểu đường
Dùng 30g rễ tầm bóp tươi hoặc 15g rễ khô đem đi đun nước uống hằng ngày.
Trị mụn nhọt
Dùng cây tầm bóp tươi đem giã rồi vắt lấy nước để uống hằng ngày, bã cây đang đắp ngoài da.
Trị nhọt vú, đinh độc
Dùng 40 – 80g tầm bóp tươi đem đi giã nát vắt lấy nước uống còn bã đem đi đắp ngoài. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp với việc nấu nước cây tầm bóp để rửa hằng ngày.
Trị viêm họng, khan tiếng, ho khan, ho có đờm đặc, trị tiểu ít, ban đỏ, thủy đậu, bệnh tay chân miệng, cúm gia cầm
Dùng tầm bóp tươi từ 50 – 100g hoặc tầm bóp khô từ 15 – 30g đem đi sắc lấy nước uống trong ngày.
Trị đái tháo đường
Dùng rễ cây tầm bóp tươi từ 20- 30g đem nấu với tim lợn và chu sa để ăn. Liều lượng dùng là hai ngày một lần, thực hiện từ 5 – 7 lần.
Trị ung thư tử cung, họng, phổi, đại tràng
Dùng tầm bóp tươi 100g hoặc tầm bóp khô 30g, bạch truật 20g, cát cánh 10g, mạch môn 10g, huyền sâm 10g, hoàng cầm 10g, cam thảo 4g.
Đem các dược liệu đi rửa sạch, chặt nhỏ rồi sắc với 4 chén nước. Đến khi nước cạn còn 2 chén thì đem chia thành 2 lần uống trong ngày. Mỗi đợt uống liên tục từ 15 – 20 ngày, cách 10 ngày dùng thêm đợt tiếp theo.
Lưu ý khi sử dụng cây tầm bóp
Có một loại cây thuộc họ cà có tên là cây lu lu đực rất giống với cây tầm bóp nên bạn cần cẩn thận để không bị nhầm lẫn. Cây lu lu đực là loài cây có quả hình tròn như quả cà, thân cây mỏng hơn tầm bóp, lá không có vị đắng nhưng lại có độc khi dùng tươi. Chính vì vậy khi thu hái nên cẩn thận và phân biệt được hai loại cây này.